Giặt giày cầu lông đúng cách, bạn biết chưa?
- Người viết: Phương Anh lúc
Giặt giày cầu lông là việc đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và đặc biệt là… không ai muốn làm. Tuy vậy, đi một đôi giày sạch sẽ không chỉ giúp bạn trông chỉn chu hơn mỗi lần ra sân, mà còn gián tiếp hạn chế những chấn thương không đáng có. Vậy bạn đã biết làm thế nào để giặt giày cầu lông đúng cách chưa? Cùng khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Giày cầu lông có giặt được không?
Câu trả lời là KHÔNG. Ít nhất, bạn không nên GIẶT giày cầu lông bằng cách ném đôi giày vào lồng máy giặt giống như giặt quần áo. Tuy nhiên, nếu đôi giày đã sử dụng lâu ngày của bạn bị dính bẩn hoặc bốc mùi khó chịu, bạn có thể tháo riêng miếng lót giày để làm sạch (cần xác nhận với nhà sản xuất trước khi tiến hành tự vệ sinh).
Đặc biệt, bạn nên nhớ: KHÔNG BAO GIỜ giặt giày cầu lông đế non-marking bằng máy giặt.
Một số dụng cụ vệ sinh giày cầu lông dễ tìm, dễ sử dụng
Dùng mỹ phẩm, chất tẩy rửa
Các loại hóa mỹ phẩm hoặc chất tẩy rửa sẽ là lựa chọn cực kỳ phù hợp khi giày cầu lông của bạn vô tình dính bẩn, đặc biệt là dính bẩn vết dầu. Nếu bạn vô tình giẫm phải dùng loang hoặc làm rơi đồ có tính dầu vào giày, hãy sử dụng các loại hóa mỹ phẩm (dầu gội chẳng hạn) để loại bỏ các vết bẩn này nhé.
Dùng chất tẩy rửa để giặt giày cầu lông
Sử dụng sơn móng tay màu trắng
Nghe có vẻ khá kỳ quặc nhưng cách làm này lại cực kỳ hiệu quả với những đôi giày trắng. Nếu đôi giày cầu lông trắng của bạn chẳng may bị trầy xước, bạn có thể sử dụng sơn móng tay màu trắng để khéo léo che đi vết xước này mà không cần mất công đi sửa giày.
Bàn chải
Sử dụng các chất tẩy rửa có thể rất hữu ích trong việc vệ sinh giày cầu lông, nhưng bàn chải đánh răng mới là dụng cụ giúp bạn làm sạch cả những “ngóc ngách” nhỏ nhất của đôi giày. Bạn chỉ cần nhúng bàn chải đánh răng vào nước xà phòng ấm hoặc dung dịch tẩy rửa và chà kỹ lên bề mặt vết bẩn để làm sạch là được.
Giữ giày luôn thơm mát với xịt khử mùi, bột phấn khử mùi hoặc baking soda
Các sản phẩm khử mùi dạng xịt, dạng phấn hoặc baking soda sẽ cực kỳ hữu ích trong việc giữ cho đôi giày của bạn luôn thơm tho, hạn chế tình trạng ra mồ hôi chân, từ đó giảm mùi khó chịu.
Dùng bàn chải cọ bên trong giày
Các bước vệ sinh giày cầu lông chi tiết
Bước 1: Mua đủ dụng cụ vệ sinh cần thiết
Để việc giặt giày cầu lông đạt hiệu quả tốt nhất, bạn sẽ cần xà phòng hoặc chất tẩy rửa tùy thích, giẻ lau/miếng bọt biển, dầu gội đầu, bàn chải và chậu rửa. Nếu không có chậu rửa, bạn cũng có thể vệ sinh giày trong bồn rửa bình thường.
Bước 2: Loại bỏ các mảng bụi bẩn lớn
Trước khi đi vào các bước vệ sinh chi tiết, hãy làm sạch sơ qua giày cầu lông bằng cách loại bỏ các mảng bám bẩn lớn như bùn, đất, kẹo cao su. Bạn có thể sử dụng bàn chải chà khô hoặc bất kỳ dụng cụ nào bạn muốn để thực hiện bước này.
Bước 3: Chuẩn bị hỗn hợp dung dịch vệ sinh
Đổ đầy nước ấm vào chậu/bồn rửa (lưu ý: không dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh), pha chất tẩy rửa hoặc xà phòng vào nước và khuấy đều để tạo bọt.
Chuẩn bị đầy đủ trước khi tiến hành vệ sinh giày cầu lông
Bước 4: Tiến hành giặt giày cầu lông
Tháo rời dây giày và miếng lót giày để giặt riêng
Nhúng miếng vải/giẻ lau/miếng bọt biển vào dung dịch vệ sinh ấm và bắt đầu lau giày. Nên tránh làm ướt các bộ phận làm từ da hoặc xốp, chà kỹ các vị trí có vết bẩn cứng đầu.
Xả lại miếng vải/giẻ lau/bọt biển bằng nước sạch rồi lau sạch giày lại lần nữa để làm sạch bụi bẩn còn sót lại và xà phòng dư thừa.
Bước 5: Giặt dây giày
Để làm sạch dây giày đúng cách, bạn cần chuẩn bị một bát nước nhỏ pha dung dịch tẩy rửa và nước nóng. Ngâm dây giày trong hỗn hợp nước nóng + dung dịch tẩy rửa khoảng 5-6 phút rồi lấy dây ra, luồn lại vào giày để chuẩn bị mang phơi khô.
Bước 6: Phơi khô giày tự nhiên
Có 1 quy tắc bạn nên nhớ khi giặt giày cầu lông: KHÔNG BAO GIỜ sấy giày bằng máy sấy quần áo hoặc tính năng sấy của máy giặt. Cách lý tưởng nhất để làm khô giày là phơi ở nơi thoáng mát trong khoảng 1 ngày. Tuy nhiên, bạn nên tránh phơi giày trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời vì ánh nắng rất dễ khiến giày của bạn bị nhăn hoặc bạc màu.
Làm thế nào để giày cầu lông luôn thơm tho?
Vệ sinh giày thường xuyên để giày luôn sạch sẽ
Hầu hết các biện pháp làm sạch có thể loại bỏ vết bẩn, mùi hôi trong/ngoài giày ngay lập tức. Nhưng để đôi giày cầu lông luôn thơm tho, khô thoáng trong suốt quá trình sử dụng, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:
Giày cầu lông sử dụng lâu ngày không được vệ sinh hoặc được bảo quản ở nơi ẩm ướt sẽ rất dễ bị ẩm mốc và có mùi. Để hạn chế điều này, sau mỗi buổi tập, hãy rắc một ít baking soda vào bên trong lót giày và để trong ít nhất vài tiếng đồng hồ. Bột baking soda có khả năng loại bỏ mùi hôi khá hiệu quả. Sau đó, trước khi sử dụng giày vào lần kế tiếp, đừng quên lật ngược giày để rũ sạch lớp bột baking soda ra ngoài nhé.
Cho giày vào túi nhựa rồi để trong ngăn đá qua đêm. Cách này sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây mùi. Nếu giày vẫn có mùi khó chịu, có lẽ đã đến lúc vệ sinh giày định kỳ rồi.
Phơi giày cầu lông sau mỗi lần sử dụng ở nơi khô thoáng, có mái che, tránh nơi ẩm ướt để hạn chế mùi hôi.
Thay vì giặt giày cầu lông định kỳ vài tháng 1 lần, hãy làm sạch giày sau mỗi lần sử dụng để loại bỏ bụi bẩn và mảng bám.
Giặt giày cầu lông đúng cách sẽ kéo dài tuổi thọ đôi giày
Bảo quản giày ở nơi khô ráo, thoáng khi không sử dụng đến. Tránh để giày ở nơi có nhiệt độ hoặc độ ẩm quá cao.
Bỏ một túi lọc trà vào bên trong giày để giày luôn thơm tho, sạch sẽ.
Xịt một lớp chống thấm nước, chống bụi bẩn ra xung quanh đôi giày ngay sau khi mua về. Các lớp phủ này sẽ có tác dụng bảo vệ trong vòng 1 đến tháng 2 tháng.
Nhồi giày bằng giấy báo hoặc miếng lót chuyên dụng đế giữ phom giày sau mỗi lần sử dụng, tránh để giày có vết gãy, nếp gấp hoặc bị lõm ở khu vực ngón chân.
Để giày khô hoàn toàn trước khi cất vào túi, hộp hoặc tủ để tránh gây mùi hôi.
Trên đây là các mẹo hữu ích để bạn vệ sinh giày cầu lông. Biết giặt giày cầu lông đúng cách sẽ đóng vai trò kéo dài tuổi thọ cho đôi giày của bạn. Chẳng ai muốn đi một đôi giày bẩn hay móp méo ra sân tập, đúng không nào? Nếu bạn đã đầu tư kha khá vào việc “tậu” một đôi giày cầu lông chuyên dụng “xịn xò”, đừng tiếc thêm chút chi phí và công sức để giữ cho đôi giày luôn sạch sẽ và thơm mát.