Khám phá cấu tạo giày tennis chi tiết nhất

Giày tennis là phụ kiện tập luyện thiết yếu, vô cùng quan trọng của các tín đồ đam mê quần vợt. Tuy vậy, không phải dân thể thao nào cũng hiểu rõ về cấu tạo giày tennis để biết cách lựa chọn những đôi giày đạt chuẩn. Về cơ bản, cấu tạo giày tennis gồm 2 phần: upper và đế. Mỗi phần có đặc điểm thiết kế khác nhau để đáp ứng những công năng khác nhau. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng đi sâu khám phá cấu tạo chi tiết của giày tennis. 

Cấu tạo cơ bản của một đôi giày tennis

Phần mũ giày (Upper)

Upper bao gồm toàn bộ phần phía trên bao phủ chân và không tiếp xúc với mặt đáy. Phần upper của giày tennis thường được cấu tạo từ các bộ phận dưới đây:

  • Overlays (phần phủ): Thường được làm từ các sợi tổng hợp để cố định, bảo vệ chân
  • Heel Counter (Đệm lót ở gót giày): Là bộ phận đặc trưng chỉ có ở những đôi giày tennis, thường là một miếng cứng (nửa cứng) ở khu vực gót chân để bảo vệ gót và cố định chân. 
  • Collar (Cổ giày): Đây là bộ phận bao quanh 2 bên cổ chân và phía sau giày, thường được cấu tạo từ đệm xốp, giúp cố định cổ chân và tránh chấn thương. 
  • Toe-box (không gian dành cho ngón chân): Khu vực không gian dành cho ngón chân cần phải đủ rộng rãi để chân luôn có cảm giác thoải mái khi đi giày. 
  • Last (khuôn giày): Là một khung được gắn với đế giữa. Khuôn giày sẽ được đúc để phù hợp với từng loại size.
     

Upper có tác dụng che phủ và bảo vệ chân khỏi các tác động từ trên xuống

Phần đế (Sole)

Đế là bộ phận quan trọng nhất của giày tennis. Nếu upper đóng vai trò bao phủ, bảo vệ bàn chân từ các tác động phía trên, thì đế giày tennis bảo vệ chân khỏi các tác động từ dưới lên (phản lực từ nền sân). Với những môn thể thao đặc thù như tennis, đế giày cũng thường được thiết kế riêng để đảm bảo các chuyển động ngang. 

Nhìn từ bên ngoài đế giày tennis có vẻ khá đơn giản, nhưng thực chất đây lại là bộ phận có cấu tạo phức tạp.

  • Insole (Đế trong): Là phần tiếp xúc trực tiếp với bàn chân. Đế trong đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi dáng giày và quyết định cảm giác của người đi. Đế trong thường được làm từ chất liệu êm ái, có khả năng khử mùi và thoát ẩm.
  • Midsole (Đế giữa, nằm giữa insole và outsole): Phần đế giữa được ví như một tấm đàn hồi êm ái, giúp nâng đỡ bàn chân trong mọi chuyển động. Đế giữa thường được làm từ nhựa cao cấp nên có độ mềm, đàn hồi như xốp và cao su. Đặc biệt, tỷ lệ thành phần của đế giữa cũng sẽ quyết định độ bền và tuổi thọ của một đôi giày tennis. Ngoài đế giữa thường, giày tennis còn có đế kép (Dual or multi-density Midsole) giúp tăng độ thăng bằng.
  • Cushioning (Bộ đệm): Đây là bộ phận đóng vai trò tăng cảm giác êm ái nhưng không phải đôi giày tennis nào cũng có. Bộ đệm thường được đặt ở gót và ngón chân cái để chống lực nén, hấp thụ sốc. Bộ đệm cũng có thiết kế rất đa dạng và phụ thuộc vào mục đích của từng nhà sản xuất. 
  • Nhựa nhiệt dẻo: Ở một số đôi giày tennis, chất nền được thay thế hoặc hỗ trợ bởi lớp nhựa nhiệt dẻo, gắn phía dưới cùng của đế. Bộ phận này thường được gắn để giảm tỷ lệ lật trong.
  • Outsole (Đế ngoài): Đây là phần tiếp xúc với mặt đất và bị mài mòi nhiều nhất. Vì vậy, đế ngoài thường được làm từ cao su cao cấp để hạn chế mài mòn và đảm bảo độ bám sân. 
     

Đế giày là bộ phận quan trọng nhất của giày tennis

Trên đây là cấu tạo giày tennis cơ bản. Tùy vào dụng ý thiết kế, mỗi đôi giày tennis hiện đại đều sẽ có những bộ phận khác nhau được thiết kế đặc biệt. Tuy nhiên về cơ bản các đôi giày tennis chuyên dụng đạt tiêu chuẩn tập luyện và thi đấu đều sẽ được cấu tạo từ các bộ phận cơ bản trên đây.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo giày tennis. Nếu đang tìm kiếm một đôi giày tennis phù hợp để lên sân, đừng quên tham khảo các sản phẩm giày tennis chất lượng của Jogarbola. 

Tags: giày tennis
Contact Me on messenger