Cẩm nang lựa chọn giày theo mục đích sử dụng

Trước khi mua 1 đôi giày mới, việc xác định mục đích rõ ràng của bản thân là điều vô cùng quan trọng. Vì người muốn mua giày chạy bộ có nhu cầu khác hoàn toàn với người cần một đôi giày tennis. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng khám phá một số lưu ý để chọn được đôi giày phù hợp nhất dựa trên mục đích sử dụng nhé. 

1. Chọn giày tập gym

Người tập gym thích những đôi giày càng tối giản càng tốt. Giày chuyên dụng cho việc tập thể hình nên là những đôi giày đế phẳng, ít gót nâng, cho cảm giác như đang chạy trên chân trần để bạn cảm nhận mặt đất tốt hơn khi tập gym. 

Giày tập gym nên có ít gót nâng

Bên cạnh đó, giày chuyên dụng cho việc tập gym cũng nên có độ co giãn tốt, tốt nhất là ôm khít bàn chân, cổ chân và có độ nâng đỡ cho vòm cong của bàn chân. 

2. Chọn giày chạy bộ

Nếu bạn là dân chuyên chạy bộ, hãy bỏ ngay ý định dùng một đôi giày tập gym, hay dùng giày sneaker thời trang để chạy bộ. Việc sử dụng giày sai mục đích không chỉ ảnh hưởng tới vận tốc chạy, mà còn có khả năng gây chấn thương cho chân bạn.

Điều quan trọng nhất khi chọn giày giạy bộ chính là nhận thức rõ hình thể và đặc điểm cơ thể (đặc biệt là đặc điểm bàn chân) của bạn. Hãy quan sát xem khi chạy, trọng tâm bàn chân của bạn sẽ dồn về phía nào (mặt ngoài bàn chân, mặt trong bàn chân hay chính giữa bàn chân). Để tìm câu trả lơi cho vấn đề này, hãy nhìn những đôi giày chạy bộ mà bạn đang sử dụng. Khi vực nào trên phần đế giày bị bào mòn nhiều nhất, đó chính là khu vực mà bạn có xu hướng dồn trọng tâm vào khi di chuyển. 

Đế giày chạy bộ rất quan trọng

Tiếp đó, hãy nhìn xem lòng bàn chân bạn phẳng hay lõm. Nếu bạn có lòng bàn chân lõm, bạn cần đôi giày chạy bộ có đệm dày và ngược lại, người chân thẳng nên chọn giày ít đệm.

Ngoài ra, thể trạng cũng là yếu tố quan trọng khi chọn giày chạy bộ. Nếu bạn to con, hãy chọn giày nhiều đệm và ngược lại, chọn đôi ít đệm nếu bạn có tạng người nhỏ gầy. 

Trong trường hợp bạn muốn tìm một đôi giày có thể vừa tập gym vừa chạy bộ, đôi giày lý tưởng sẽ có phần gót hơi cao (không phải gót phẳng), nhưng không được quá dày. Giày phải ôm vừa bàn chân và các ngón chân để bạn cử động dễ dàng mà không gây khó chịu. 

3. Chọn giày tennis

Tennis là môn chơi được đặc trưng bởi các chuyển động đổi hướng đột ngột, vì thế, giày tennis thường có đế phẳng kèm các hoa văn đặc biệt (tùy vào bề mặt sân) để phù hợp với đặc thù của môn thể thao này.  Đế giày tennis thường khá chắc chắn và ổn định, đồng thời 2 phần bên cạnh đế giày cũng được gia cố chắc chắn để hỗ trợ các chuyển động theo chiều ngang. 

Giày tennis cần phù hợp với đặc thù của môn thể thao này

Khi chọn giày tennis, bạn cũng nên lưu tâm tới độ vùa vặn của đôi giày. Một đôi giày tennis được xem là vừa vặn khi đầu ngón chân cái cách mũi giày khoảng 13mm (bằng chiều rộng ngón cái). Việc chừa lại khoảng trống từ đầu ngón chân để mũi giày sẽ giúp giảm tình trạng phồng rộp. Tuy vậy, bạn cũng không nên chọn giày quá rộng, dễ khiến chân bị đau và gây cản trở cho quá trinh di chuyển. 

Đặc biệt, bạn cần lưu ý tới độ ổn định khi chọn giày tennis. Để tạo độ ổn định cho giày, nhiều đôi giày có phần đế trước được làm rộng hơn và cứng hơn để xử lý được các chuyển động đột ngột. Đặc biệt, một số mẫu giày hiện nay còn sử dụng 1 miếng nhựa cứng gọi là “shark” (xương sống giày) đặc ở giữa đế giày để cải thiện độ ổn định và khóa bị trí bàn chân, không cho bàn chân trượt về phía trước khi chuyển động. 

Bên cạnh đó, khi chọn giày tennis, đừng quên chọn những đôi giày có trọng lượng vừa phải, không nặng cũng không quá nhẹ để giảm thiểu tối đa tầm ảnh hưởng đến độ bền và tính ổn định của giày.

4. Giày cầu lông

Khi chọn giày cầu lông, đế giày và lớp đệm nên là 2 yếu tố được đặt lên hàng đầu. Nếu bạn dự định chơi trên sân bằng chất liệu tổng hợp, hãy chọn giày có đế bằng cao su mềm (rubber). Nếu không, bạn có thể chọn bấy kỳ đôi giày bằng cao su thường (rubber) nào cũng được. Đặc biệt, nhiều loại đế hiện này còn được khắc các khuôn vân hình lục giác để cải thiện lực kéo khi đánh cầu. 

Nếu không muốn bị đau đầu gối, bạn cần chọn được đôi giày có lớp đệm đạt chuẩn để trợ lực cho các cú bật nhảy và giảm bớt tác động của mặt đất lên chân. Hiện nay, công nghệ đế giày hiện đại nhất dành cho giày cầu lông đang là công nghệ Power Cushion. Bạn nên tham khảo các mẫu giày có tích hợp công nghệ này để tăng tự tin và giảm chấn thương khi đánh cầu.

Giày cầu lông được thiết kế hỗ trợ các chuyển động ngang

Bên cạnh đó, kích thước cũng là yếu tố mà bạn cần lưu tâm khi chọn giày cầu lông. Một đôi giày cầu lông lý tưởng nên có độ vừa vặn cả về chiều dọc và chiều ngang để chân bạn không bị xước khi chuyển động sang ngang. Giày cần ôm khít gót chân và các ngón chân, phần thừa ở mũi chân không nên quá nhiều để tránh gây phồng rộp khi di chuyển.  

Đặc biệt, bạn cũng nên lưu ý cả yếu tố chất liệu khi chọn mua giày cầu lông chuyên dụng. Giày nên được làm từ chất liệu mềm mại, có độ linh hoạt và độ bền cao. Mặt khác, đừng quên chọn những đôi giày được gia cố dọc theo mắt cá chân và có các lỗ thông hơi dọc 2 bên thân để giúp chân vừa ổn định, vừa thông thoáng. 

5. Chọn giày đá bóng

Có rất nhiều cách để chọn giày đá bóng phù hợp, tuy vậy, cách chọn giày đá bóng phổ biến nhất vẫn là dựa trên địa hình sân cỏ.

Mỗi mặt sân khác nhau sẽ đặc tính khác nhau, vì thế cũng tương ứng với các kiểu địa hình khác nhau. Ví dụ, nên đi giày đinh TF trên sân TF, hoặc đi giày đinh FG trên sân FG. Việc chọn giày đá bóng dựa trên đặc điểm sân không chỉ giúp cầu thủ hạn chế chấn thương, mà còn tạo điều kiện để các chân sút thể hiện hết mình trên mọi miền địa hình. 

Chọn giày đá bóng theo bề mặt sân

Bên cạnh đó, bạn còn có thể chọn giày đá bóng dựa trên vị trí chơi trên sân. Cách chọn giày đá bóng này sẽ giúp bạn phát huy hoàn toàn tiềm năng của bản thân khi ở trên sân cỏ.

Trên đây là một số thông tin hữu ích sẽ giúp bạn chọn giày chuẩn dựa trên mục đích. Mỗi môn thể thao đều có những đặc thù riêng, giày thể thao chuyên dụng cũng có rất nhiều khác biệt so với giày sneaker thời trang. Vì thế, bất kể bạn đang cần mua giày thể thao nhằm mục đích gì, hãy tìm hiểu thật kỹ để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất nhé.