Có nên giặt giày đá bóng không - Lưu ý khi bảo quản giày đá bóng

“Có nên giặt giày đá bóng không?” là câu hỏi mà nhiều người đặt ra trong quá trình vệ sinh và bảo quản giày. Giặt giày là công đoạn quan trọng giúp giữ cho đôi giày luôn bền đẹp. Do vậy, đây là việc nên làm nhưng hãy lưu tâm tới một vài lời khuyên dưới đây của Jogarbola để giặt đúng cách, giúp giày “thọ” lâu nhé!

1. Nên giặt giày đá bóng vì 3 lợi ích

Bất cứ loại giày nào cũng sẽ mau hỏng và xuống cấp nếu không được vệ sinh cẩn thận. Giày đá bóng cũng không ngoại lệ. Giặt giày, vệ sinh giày đem lại nhiều lợi ích nếu xét về vấn đề duy trì ngoại hình và chất lượng giày:

- Loại bỏ các vết bẩn kịp thời, tránh ảnh hưởng chất liệu giày: Hầu hết giày đá bóng đều được làm từ chất liệu da, da nhân tạo. Các vết bẩn sẽ khó tẩy sạch nếu để lâu ngày và tác động xấu đến chất lượng da. Nếu để vết bẩn bám trên giày quá lâu, phần upper sẽ khó để trở về trạng thái ban đầu.

- Giúp giày đá bóng luôn sạch, đẹp như mới, đảm bảo tính thẩm mỹ

- Tăng độ bền cũng như giữ được chất lượng của giày: Da giày sẽ xuống cấp nếu bụi bẩn, bùn đất dính lâu ngày. Chất liệu da nhân tạo dễ bị mủn, mất form nếu gặp tình trạng ẩm ướt kéo dài hoặc không được giặt định kỳ hay vệ sinh khi bị bẩn, dính nước.

Nếu được vệ sinh thường xuyên, đôi giày đá bóng sẽ luôn sạch sẽ, bền đẹp.

2. Nên giặt giày đá bóng nhưng cần giặt đúng cách

Khi giặt giày đá bóng, bạn không thể bỏ giày vào máy giặt hay chậu nước rồi tiến hành vệ sinh như quần áo thông thường. Hơn nữa, bạn cần chú ý đến tần suất và thời điểm chứ không nên tùy tiện mang giày đi giặt. Để đảm bảo giày không bị mất form, hỏng da do giặt quá nhiều, JGBL đề xuất những lưu ý dưới đây.

2.1. Trường hợp cân nhắc giặt giày đá bóng

Nhìn chung, bạn chỉ nên giặt khi giày bẩn hoặc dính nước:

- Sau khi đá bóng, đặc biệt là vào mùa mưa, bạn nên giặt giày ngay sau khi về nhà để giày luôn khô thoáng, sạch sẽ và không bị ngấm nước mưa gây mốc, mục giày.

- Việc để giày trong tủ lâu ngày cũng sẽ khiến giày bị cũ và bám bụi. Ngay cả khi không sử dụng, bạn cũng nên lau chùi sạch lớp bụi sau một khoảng thời gian dài “nhét tủ” để giày giữ được trạng thái tốt nhất. 

 

Giày đá bóng dễ bị dính bẩn trong quá trình người chơi di chuyển, đặc biệt là khi trời mưa.

2.2. Tần suất giặt giày đá bóng

Bạn nên giặt giày 1 tháng/lần vì nếu bạn nhúng nước thường xuyên, giày sẽ bị hở keo đế hoặc phần vật liệu thân giày bị mục,…Trong trường hợp bạn chơi bóng đá với cường độ liên tục, có thể cân nhắc giặt 3 tuần/lần để giày luôn sạch đẹp. 

2.3. Cách giặt giày đá bóng

Việc giặt giày bằng tay hay bằng máy đều góp phần khiến giày dễ bị xơ vải hoặc làm da bị sờn, rách trong quá trình sử dụng. Sau đây, JGBL sẽ hướng dẫn bạn giặt giày đá bóng đúng cách mà không ảnh hưởng đến chất lượng giày:

- Bước 1: Lau chùi sơ bên ngoài đôi giày bằng khăn bông mềm, ẩm.

Bạn nên lau chùi giày một cách nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn bám trên bề mặt da.

- Bước 2: Sử dụng dung dịch tẩy rửa đã chuẩn bị sẵn, (nước xà phòng pha loãng hoặc loại dung dịch vệ sinh giày chuyên dụng). Dùng bàn chải có lông mềm, chà từ từ phần upper để đảm bảo làm sạch những vết bẩn. Hãy chà bàn chải theo một chiều nhất định. 

Khi sử dụng bàn chải để đánh rửa giày, bạn nên lưu ý dùng lực vừa phải, tay nâng nhẹ để giày giữ được form chuẩn.

- Bước 3: Sau cùng, sử dụng khăn/mút lau đến khi đôi giày sạch hoàn toàn. Nếu xả nước để giặt sạch giày, hãy hạn chế để nước tiếp xúc với mặt trong đôi giày.

Bạn có thể sử dụng các loại mút mềm thay cho khăn khi vệ sinh giày đá bóng.

- Bước 4: Phơi giày ở nơi khô thoáng, có nắng nhẹ hoặc để trước quạt.

Trong quá trình vệ sinh giày, để bảo vệ “tuổi thọ” của sản phẩm, bạn nên lưu tâm tới một số lưu ý sau:

- Không nên bỏ giày đá bóng vào máy giặt hay ngâm trong chậu giặt bởi phương pháp này sẽ khiến cả đôi giày ngâm trong nước dẫn đến bai giãn, mất form. 

- Không nên dùng chất tẩy rửa mạnh để giặt giày đá bóng vì có thể ảnh hưởng đến đế giày, phần keo và bào mòn da giày.

Kết luận:

- Trường hợp cân nhắc giặt giày:

  • Khi thi đấu vào ngày mưa, giáy dính nhiều bùn đất, nước mưa

  • Khi giày đá bóng bị ướt bên trong

  • Khi lâu ngày không sử dụng đến, giày bám bụi dày

- Tần suất giặt giày: 

  • Thường xuyên sử dụng: 3 tuần/lần

  • Ít khi sử dụng: 1 tháng/lần

- Cách giặt: 

  • Dụng cụ giặt: Khăn bông/mút mềm, bàn chải lông mềm.

  • Thao tác: Lau rửa, chà xát nhẹ nhàng trên bề mặt giày.


3. Mẹo bảo quản giày đá bóng bền lâu

Ngoài những lưu ý về cách giặt giày đá bóng, bạn cũng nên tham khảo một số mẹo bảo quản giày để kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.  

3.1. Hạn chế để giày ướt, đặc biệt là bên trong

Nước sẽ làm bong keo, da giày bị mềm, dễ rách hơn. Nếu để giày ướt bên trong, đôi giày sẽ dễ bị hỏng và không còn giữ được chất lượng như ban đầu.

Thay vì sử dụng nước để tẩy rửa bên trong, các bạn nên dùng túi hút ẩm đồng thời tháo miếng lót để giày nhanh chóng khô thoáng.

3.2. Để giày ở nơi khô ráo, thoáng mát

Sau khi sử dụng, bạn cần để giày ở nơi khô ráo, thoáng mát. Bạn có thể để giày tự khô dưới ánh nắng nhẹ hoặc để trước quạt. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý tháo cả miếng lót và không nhét tất vào trong giày để tránh mùi hôi, ẩm mốc.

Để giày ở nơi khô thoáng, không tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp để đảm bảo chất lượng da giày.

3.3. Thường xuyên lau chùi bề mặt giày

Giày đá bóng dễ bị dính bẩn trong quá trình sử dụng. Nếu những vết bẩn do bùn đất để lại không được xử lý sớm, để lâu ngày sẽ khiến giày bị mốc, ố vàng. Vì vậy, bạn nên lau chùi thường xuyên để loại bỏ những vết bẩn dính trên upper và đế giày

3.4. Không nên dùng chất tẩy rửa mạnh hoặc cọ xát mạnh khi giặt giày

Bạn không nên sử dụng bột giặt hay các loại dung dịch có chất tẩy rửa mạnh vì đây là tác nhân khiến giày đá bóng bong keo, da sờn, giày phai màu nhanh chóng. Thậm chí, việc dùng chất tẩy rửa để giặt giày có thể dẫn đến các biến dạng với da giày.

*

Trên đây là những lưu ý để bảo quản và vệ sinh giày đá bóng đúng cách. Nếu còn băn khoăn về việc có nên giặt giày đá bóng không hay mẹo bảo quản nói chung, bạn có liên hệ hotline 18000021 hoặc fanpage Jogarbola Vietnam để được tư vấn.